Chọn bột ăn dặm cho bé lưu ý điều gì

Chọn bột ăn dặm cho bé là khâu quan trọng khi bé bắt đầu làm quen với thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Vì thế mẹ hãy tham khảo cách chọn bột ăn dặm cho con hợp lý nhé.

1. Nên chọn bột ăn dặm vị ngọt hay vị mặn trước?

Bé mới tập ăn dặm thường dễ thích nghi với vị ngọt hơn, bởi nó gần giống với vị của sữa mẹ. Nên mẹ nên bắt đầu với bột ăn dặm vị ngọt. Khi con đã quen dần, mẹ có thể đổi sang bột vị mặn để con thay đổi khẩu vị và thích nghi với sự phong phú của mùi vị.

Tham khảo: thuc don an dam kieu nhat

Một vài gợi ý để mẹ đổi vị ăn dặm cho bé: nếu bé đang ăn vị ngọt, có thể lựa chọn các cách kết hợp mùi vị như sau: bột ngũ cốc kết hợp với các loại trái cây như chuối, mơ, đào; vị mặn thì nên pha trộn bột gạo kết hợp với thịt, cá và rau củ; mỳ nghiền có thể kết hợp với phô mai…

Mẹ nên bắt đầu với bột ăn dặm vị ngọt (Ảnh minh họa: Internet)

2. Chọn bột ăn dặm thế nào là đầy đủ dưỡng chất?

Từ sáu tháng tuổi, bé mọc răng, phát triển hệ xương. Do đó, các bữa ăn dặm cần bổ sung đẩy đủ sắt, canxi, vitamin D giúp hỗ trợ mọc răng, phát triển hệ xương; các dưỡng chất cần thiết như vitamin A, E, C, B6, B12, niacin, riboflavin, thiamin, acid folic, canxi, sắt, kẽm, selen, đồng… giúp bé ăn ngon miệng hơn, tiêu hóa thức ăn, hấp thu và chuyển hóa các chất dinh dưỡng tốt hơn, để trẻ phát triển toàn diện.

Do đó, khi chọn bột ăn dặm cho con, mẹ nên đọc kỹ thành phần để tìm ra loại có đầy đủ và cân bằng dưỡng chất. Nếu mẹ tự xay bột gạo hoặc bột ngũ cốc cho con, thì cần có sự kết hợp với các thực phẩm khác khi nấu bột để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho con nhé.

3. Chọn bột ăn dặm cho trẻ không muốn ăn

Nếu bé không muốn ăn bột thì rất có thể mùi vị của loại bột mẹ chọn không hấp dẫn hoặc không phù hợp với khẩu vị của con. Cũng có thể do mẹ cho con ăn mãi một mùi vị khiến con chán ngán.

Để giải quyết tình trạng này mẹ nên thay đổi thực đơn cho bé bằng các mùi vị bột khác nhau, thử các mùi vị khác nhau để tìm ra mùi vị bột mà bé thích. Mẹ cũng không nên ép con ăn hết, hãy dừng lại khi bé không muốn ăn nữa, để tránh con bị ngấy dẫn đến sợ ăn.

4. Chọn bột cho trẻ hay gặp các vấn đề về tiêu hóa

Từ sáu tháng tuổi, dù đã có thể ăn dặm, nhưng hệ tiêu hóa và khả năng hấp thu của trẻ vẫn còn non yếu, chưa phát triển hoàn thiện. Khi chọn bột ăn dặm, mẹ nên chọn các loại bột ăn dặm của thương hiệu uy tín, không thêm muối, không sử dụng chất bảo quản, phẩm màu nhân tạo để hạn chế tối đa những ảnh hưởng không đáng có lên hệ tiêu hóa của con. Bên cạnh đó vẫn đảm bảo đầy đủ vitamin và khoáng chất để hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu tốt hơn.

Những bí kíp chăm sóc 3 tháng tuổi tốt nhất

1/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Không để bác sĩ “leo cây”

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhất trong suốt 9 tháng “mang nặng” của mẹ. Đặc biệt, đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển giác quan cùng các cơ quan trong cơ thể. Nếu không được kiểm tra đầy đủ, thai nhi có thể bị các dị tật bẩm sinh nguy hiểm. Ngoài ra, thực hiện các buổi thăm khám đầy đủ cũng là cơ hội để mẹ biết thêm về tình trạng sức khỏe của mình để chăm sóc theo hướng tốt nhất.


Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên trang bị cho mình kỹ năng nhận biết dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ. Nếu bị ra máu hoặc cảm thấy đau nhẹ, co thắt ở vùng bụng dưới, mẹ bầu nên nhờ bác sĩ kiểm tra liệu những triệu chứng này có bình thường không. 30% phụ nữ mang thai bịra máu trong 3 tháng đầu nhưng không phải tình trạng nào cũng nguy hiểm. Bác sĩ có thể tiến hành siêu âm và thực hiện một số xét nghiệm trước khi đưa ra hướng điều trị hợp lý.

2/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Cải thiện tình trạng ốm nghén

Ốm nghén là một trong những điều khó chịu nhất mẹ bầu phải đối mặt trong những tháng đầu thai kỳ. Có mẹ thậm chí không thể ăn được gì vì cơn ốm nghén. Không có cách nào trị dứt điểm cơn ốm nghén, nhưng với những cách sau đây, mẹ bầu có thể hạn chế sự khó chịu chúng mang lại:

- Nhấm nháp một ít đồ ăn vặt như bánh quy, nho khô ngay khi thức dậy. Nếu được, mẹ bầu nên nằm nghỉ 20 -30 phút trước khi rời khỏi giường và bắt đầu ngày mới.

- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, thay vì 3 bữa chính, mẹ bầu có thể ăn 5, 6 bữa nhỏ. Đặc biệt, mẹ nên “thủ” sẵn những món ăn vặt trong túi phòng khi cơn thèm ăn “ghé thăm” bất ngờ.

- Kết thân với những thực phẩm như gừng, vỏ cam, củ cải…

3/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Bảo vệ giấc ngủ của mẹ

Sự thay đổi hormone khi mang thai cùng với cảm giác lo lắng có thể khiến mẹ bầu cảm thấy khó ngủ trong 3 tháng đầu. Ngoài ra, ốm nghén cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng giấc ngủ của mẹ bầu trong giai đoạn này. Để tránh tình trạng mất ngủ khi mang thai, bạn nên tránh những món chiên, rán đầy dầu mỡ trước khi đi ngủ. Thay vào đó, một ly sữa nóng sẽ giúp mẹ bầu có một giấc ngủ ngon hơn.

Hạn chế uống quá nhiều nước vào buổi tối. Điều này sẽ làm tần suất ghé thăm nhà vệ sinh của bạn tăng lên, và sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.

Tư thế ngủ khi mang thai cũng có một phần ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu. Theo các chuyên gia, tư thế nằm ngủ nghiêng sang bên trái và đặt một chiếc gối mềm mại ở giữa sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn. Đặc biệt, nằm nghiêng bên trái khi mang thai cũng là tư thế tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Trong trường hợp tình trạng mất ngủ kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm. Không nên tự ý mua thuốc ngủ hoặc thuốc an thần, một số loại thuốc có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe cục cưng của bạn.

4/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Nâng niu làn da

Với đợt “ra quân” đầu tiên của những hormone trong thai kỳ, da mặt bạn có thể sẽ bị “xâm chiếm” bởi những đốm mụn xấu xí. Trong trường hợp này, mẹ không nên dùng tay nặn hay sờ lên mặt vì những vi khuẩn trên tay có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Mẹ bầu nên sử dụng sửa rữa mặt có chiết xuất tự nhiên, làm sạch da mỗi ngày 2 lần. Bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho da như các loại trái cây giàu vitamin A, C…

Mang thai 3 tháng đầu, mẹ nên bổ sung những nhóm thực phẩm sau để bảo đảm sức khỏe

Đây cũng là thời điểm bạn nên quan tâm đến vấn đề rạn da khi mang thai. 90% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này, và khi những vết rạn da xuất hiện, bạn khó có thể làm gì để “đuổi” chúng đi một cách hiệu quả. MarryBaby mách bạn những mẹo ngăn ngừa rạn da: Kiểm soát cân nặng, tránh tăng cân quá nhiều khi mang thai, bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C, sử dụng kem dưỡng da hoặc dầu dừa giúp tăng độ ẩm và độ đàn hồi cho da.

5/ Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu: Bắt đầu những bài tập nhẹ nhàng

Không chỉ 3 tháng đầu tiên mà trong suốt 9 tháng mang thai, mẹ bầu nên duy trì một chế độ tập luyện liên tục để tăng cường sức khỏe và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ. Theo nghiên cứu, những mẹ bầu thường xuyên vận động khi mang thai sẽ vượt cạn dễ dàng và nhanh chóng hơn những mẹ bầu “lười” tập thể dục.

Đi bộ nhẹ nhàng là hoạt động lý tưởng cho mẹ bầu trong giai đoạn này. Đi bộ sẽ không làm bạn quá mệt mỏi và có thể thích hợp với hầu hết tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa để nhận được những lời khuyên hợp lý.

Dinh dưỡng bà bầu 3 tháng cuối rất quan trọng, vì sao?

Ba tháng cuối thai kỳ là giai đoạn thai nhi lớn nhanh nhất và mẹ cũng tăng cân nhiều nhất. Vì vậy dinh dưỡng bà bầu 3 tháng cuối rất quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé.

Dinh dưỡng bà bầu 3 tháng cuối

Theo được biết thì giai đoạn này bà bầu có thể tăng tới 6-7kg và cũng là giai đoạn thai nhi lớn nhanh nhất. Ở giai đoạn này, chất dinh dưỡng không chỉ cung cấp cho sự phát triển của thai nhi, mà còn cần dự trữ lại một phần trong cơ thể người mẹ để chuẩn bị cho những việc như: mất máu khi sinh, tiêu hao thể lực, cho con bú… Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối cũng phải tăng tương ứng, nhưng cũng phải hết sức hợp lý để tránh các nguy cơ tiểu đường, phù nề, táo bón hoặc tăng cân quá mức. Bốn nhóm thực phẩm cơ bản vẫn phải được đảm bảo đầy đủ: nhóm chất bột; chất đạm; chất béo; vitamin, chất khoáng và chất xơ. Việc duy trì các bữa ăn đều đặn, mỗi bữa cách nhau khoảng 4 tiếng và tuyệt đối không nên bỏ bữa.

Dinh dưỡng bà bầu 3 tháng cuối với nhiều vitamin từ trái cây

Thai phụ nên cố gắng bổ sung các thực phẩm sau trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày:
- Ăn 2 bữa cá/tuần hoặc uống dầu cá nếu không thích ăn cá.
- Ăn các loại hạt như hạt hướng dương, hạt bí,…
- Ăn các loại rau lá xanh như bắp cải, súp lơ xanh, đỗ xanh,…
- Ăn các loại dầu thực vật làm từ hạt vừng, hạt hướng dương, đậu nành.
Dinh dưỡng bà bầu 3 tháng cuối còn cần phải bổ sung thêm nước: uống thật nhiều nước khi mang thai sẽ giúp bạn có đủ lượng nước ối cần thiết, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, cơ thể luôn giữ được nước, có thể ngăn chặn chứng co thắt tử cung sớm khi đẻ, nên uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày và uống thành những ngụm nhỏ, không nên uống một cốc to một lúc, gây áp lực lên thận của bạn. Ngoài ra, bà bầu nên hạn chế hấp thu những thức ăn nhiều mỡ, các loại bột để tránh gây khó khăn cho việc sinh nở.

Dinh dưỡng bà bầu 3 tháng cuối với việc uống nhiều nước

Việc thực hiện chế độ dinh dưỡng bà bầu 3 tháng cuối đối với các chị em nếu được tuân thủ, sức khỏe của các bạn sẽ tốt, chuẩn bị sẵn sàng cho việc “vượt cạn” sắp tới.

Để mẹ bầu tăng cân đúng chuẩn

Trong 9 tháng mang thai, thiếu hụt dinh dưỡng cho bà bầu là điều vô cùng nguy hiểm, tuy nhiên nếu bổ sung nhiều quá sẽ dẫn tới tình trạng tăng cân. Theo đánh giá của các chuyên gia thì chỉ cần tăng từ 10-14kg là đủ.

Việc tăng cân khi mang thai là cần thiết để đảm bảo cho sức khỏe thai kỳ và sự phát triển của thai nhi tuy nhiên tăng cân như thế nào là hợp lý thì không phải ai cũng biết cách. Khi cuộc sống vật chất đầy đủ khiến các mẹ thường ăn uống nhiều dẫn đến việc tăng cân không thể kiểm soát, thậm chí có những người còn tăng đến 20-30kg.

dinh duong cho ba bau

Việc tăng cân quá nhiều như thế này là không hề cần thiết nếu không muốn nói là có thể gây những tác dụng phụ như khiến mẹ và bé béo phì, tiểu đường thai kỳ và gặp khó khăn trong vấn quá trình sinh nở. Vậy tăng cân như thế nào mới đúng chuẩn và làm thế nào để “hãm” không để tăng cân quá nhiều?

Để cân nặng không tăng lên quá nhiều, mẹ bầu cần chú ý:

Hạn chế chất béo

Thực phẩm mà mẹ nên lựa chọn để bổ sung vào cơ thể là các loại dầu ăn thay vì mỡ động vật và các thực phẩm nhiều mỡ khác. Với thức ăn hàng ngày chị em nên sử dụng dầu oliu, vừa tốt cho sức khỏe lại không làm mẹ tăng cân nhiều trong thai kỳ.

Ưu tiên đồ luộc, hấp

Các món chiên, xào với quá nhiều dầu mỡ chỉ làm béo phì thêm chứ không cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho bà bầu. Để hạn chế việc tăng cân, các mẹ nên thường xuyên ăn các món luộc, hấp… vừa giữ được hương vị của thức ăn vừa khiến chúng ta đỡ béo hơn.

Nói không với đồ ngọt, đồ ăn nhanh

Đồ ăn ngọt khiến mẹ bầu tăng cân khá nhanh, thậm chí có thể dẫn đến tiểu đường thai kỳ vô cùng nguy hiểm. Nếu như trước khi mang thai, mẹ có thói quen nhâm nhi vài miếng bánh ngọt mỗi tuần thì khi bầu bí nên “cấm miệng” luôn mà thay bằng những thực phẩm khác lành mạnh hơn như ăn hoa quả chẳng hạn. Dù vậy mẹ cũng nên chọn những loại hoa quả không quá ngọt và ăn điều độ như bưởi, cam, kiwi, anh đào…

dinh duong cho ba bau

Ăn chậm, nhai kỹ

Hãy nhấm nháp những loại đồ ăn mẹ thích trong ngày. Tới bữa ăn, hãy ăn thật chậm, nhai kỹ. Nó sẽ kiềm chế mẹ bầu ăn nhiều hơn khi ăn cùng người khác và giúp bạn cảm nhận được hương vị thơm ngon của thức ăn.

Uống đủ nước

Uống đủ nước sẽ giúp cơ thể bớt mệt mỏi và giảm triệu chứng buồn nôn. Điều này cũng giúp mẹ bớt ăn uống những đồ ăn vặt khi mẹ thấy đói nhưng thực sự chỉ là khát. Mẹ bầu nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và nhiều hơn nếu mẹ tập thể thao hoặc vận động nặng. 

Ăn thành nhiều bữa nhỏ

Ốm nghén, ợ nóng và khó tiêu có thể làm cho tất cả các bữa ăn chính của mẹ bầu trở lên nhàm chán và tình trạng này sẽ tồi tệ hơn khi em bé dần lớn lên. Vì vậy, thay vì ăn 3 bữa chính, chị em nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa và tương đương là khẩu phần ăn mỗi bữa cũng ít đi.

Việc chia nhỏ bữa ăn giúp nhận được đầy đủ calo và dinh dưỡng cho bà bầu mà vẫn giữ năng lượng cũng như mức độ đường trong máu ổn định. Cách ăn này còn giúp chị em bầu bớt ốm nghén.

Tập thể thao thường xuyên

Tập luyện thể thao sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái, bớt đau đớn và kiểm soát cân nặng rất tốt. Những môn thể thao lý tưởng cho mẹ bầu là đi bộ, yoga, bơi lội…

Kiểm soát trọng lượng

Hàng tuần, khi thức giấc mẹ nên kiểm tra cân nặng của mình xem tuần này có tăng cân hay không, tăng bao nhiêu. Nếu thấy cân tăng quá nhiều so với chuẩn, mẹ hãy hạn chế việc ăn uống và kiểm soát kỹ lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Bằng cách này mẹ sẽ hạn chế được việc tăng cân một cách hiệu quả.

Những nguy hiểm rình rập với bà bầu

Sảy thai, sinh non, tiểu đường thai kỳ… là những biến chứng nguy hiểm luôn rình rập mẹ bầu.

Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ bầu có rất nhiều thay đổi và những thay đổi đó có thể gây ra những biến chứng khá nguy hiểm. Mẹ bầu cần chú ý đến những biến chứng này để phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra.

dinh duong cho ba bau

Huyết áp cao

Huyết áp cao là dấu hiệu của nhiễm độc thai nghén và tiền sản giật. Thông thường những bệnh lý này xảy ra sau tuần 20 thai kỳ và dấu hiệu phổ biến nhất là huyết áp cao đột ngột, mờ mắt, đau đầu và đau dạ dày. Trong hầu hết các trường hợp, sản phụ sẽ được chỉ định sinh non. Đây không phải là vấn đề nguy hiểm với mẹ đã qua 37 tuần, tuy nhiên nếu thai kỳ vẫn còn quá sớm, bác sĩ sẽ cân nhắc để cho thai phụ nghỉ ngơi và cho thuốc hạ huyết áp. 

Sảy thai

Đây là mối đe dọa tới tất cả các mẹ bầu vì tỷ lệ các ca kết thúc bằng sảy thai chiếm tới 15-20%. Sảy thai có nhiều nguyên nhân như mẹ gặp vấn đề bất thường ở tử cung, thai nhi yếu và rất nhiều trường hợp sảy thai không rõ nguyên nhân. 

Tiền sản giật

Tiền sản giật thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ, nó có khả năng làm giảm lưu lượng máu đến thai nhi và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu. Mẹ bầu có nguy cơ bị tiền sản giật là các đối tượng có lịch sử gia đình hoặc đã từng bị tiền sản giật trong lần sinh trước, những người bị huyết áp cao, tiểu đường, béo phì.

Nếu mẹ bầu nhận thấy mình đang có các vấn đề sau thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa:

- Đau đầu thường nhật hoặc đau đầu vào khoảng thời gian cố định.
- Chân tay sưng, phù nề nặng
- Đau bụng phải nhiều
- Tăng cân nhanh chóng ( Ví dụ: 4 ngày tăng 10 kg)
- Mắt nhìn mờ
- Cảm tưởng như bị cảm cúm nhưng không chảy nước mũi, không đau họng

Thiếu máu

Tỷ lệ những mẹ bầu bị thiếu máu trong thai kỳ khá cao bởi giai đoạn này cơ thể cần rất nhiều sắt để nuôi dưỡng thai nhi. Khi mẹ bầu bị thiếu máu sẽ có dấu hiệu khó thở, hoa mắt, chóng mặt, trường hợp nặng còn ngất xỉu.

Để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, mẹ bầu cần chú ý thiết lập một chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên những thực phẩm giàu dưỡng chất để nạp đủ sắt. 

Tiểu đường thai kỳ

Do sự thay đổi nội tiết tố và đôi khi vì mẹ bầu ăn uống quá nhiều đặc biệt là đồ ngọt khiến mẹ bầu rất dễ bị tiểu đường thai kỳ. Tiều đường dễ mắc nhưng lại ẩn chứa nhiều hiểm họa với sức khỏe mẹ bầu như khiến thai nhi to quá chuẩn, thai nhi béo phì và gặp rủi ro trong quá trình sinh nở. 
Nôn ói nặng

Hầu hết các trường hợp ốm nghén đều gây ra sự khó chịu, mệt mỏi cho thai phụ. Tuy nhiên nó không có hại và chỉ diễn ra trong thời kỳ đầu mang thai và biến mất. Bên cạnh đó, cũng có một số thai phụ ốm nghén quá nặng. Triệu chứng là thường xuyên nôn ói, rất ít đi tiểu và không đi tiểu, không thể ăn uống được gì, vì càng ăn thì lại càng nôn. Những dấu hiệu này cho thấy bạn đang bị mất nước nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến em bé.

Có 1 số trường hợp đặc biệt thai phụ bị chứng nghén cận ngày (Nghén HG) nếu không được theo dõi và điều trị có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nếu chị em thấy mình có những biểu hiện nghén bất thường, cần tới khám chuyên khoa để được tư vấn hoặc truyền nước trong trường hợp cần thiết.

Sinh non

Sinh non cũng là biến chứng vô cùng nguy hiểm trong thai kỳ. Nguyên nhân dẫn đến triệu cứng này có thể do mẹ gặp vấn đề về nhau thai, căng thẳng… Để ngăn ngừa nguy cơ này, chị em cần có lối sống khoa học, ăn uống đầy đủ dưỡng chất và khám thai thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ.

Những mối nguy gây hại con của mẹ bầu

Béo phì, khói thuốc lá, cà phê là những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sức khỏe em bé trong bụng.

Các chuyên gia y tế đều khẳng định, một em bé chào đời khỏe mạnh liên quan rất nhiều tới lối sống của bà mẹ. Vì thế, việc lựa chọn một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu phù hợp, một môi trường trong sạch sẽ là cơ hội để các mẹ bầu sinh ra những thiên thần xinh xắn.

Sau đây là những thói quen gây hại thai nhi mà các mẹ không thể bỏ qua trong quá trình mang thai.

1. Béo phì trước khi mang thai

Béo phì ở bà mẹ gây nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường hoặc sinh non khi mang thai. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến béo phì và tiểu đường ở trẻ sau này. Đặc biệt, mẹ béo phì cũng dễ có nguy cơ sinh ra những đứa bé bị hen suyễn.

dinh duong cho ba bau


Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cải thiện tình trạng này. Đặc biệt, với những người có ý định mang thai thì bác sĩ khuyên nên tập 4 lần một tuần, ít nhất 20 lần một phút để có thể đạt cân nặng vừa chuẩn.

2. Thiếu vitamin D

Thiếu hụt vitamin D sẽ gây đến sức khỏe không tốt cho cả mẹ và bé. Nghiên cứu cho thấy nồng độ vitamin D thấp làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật và nhẹ cân khi sinh.

3. Uống cà phê nhiều

Các chuyên gia đều khẳng định caffein không có lợi cho thai nhi, nhưng sử dụng với liều lượng bao nhiêu thì vẫn là tranh cãi. Theo trường sản phụ khoa của Mỹ thì khuyên cáo bà bầu chỉ nên sử dụng 200mg hoặc ít hơn lượng caffeine mỗi ngày, tương đương hai ly cà phê.

dinh duong cho ba bau
Uống cà phê là thói quen gây hại thai nhi mà mẹ bầu cần lưu ý.

4. Khói thuốc lá

Nhưng nghiên cứu mới đây cũng khẳng định việc tiếp xúc với khói thuốc lá trong tử cung cũng rất có hại cho các bé sau này. Trẻ em sinh ra từ những bà mẹ phải tiếp xúc với nhiều khói thuốc lá trong suốt thai kỳ có khả năng gặp vấn đề về sự chú ý và tập trung cao gấp 5 lần so với bà mẹ ít phải ngửi hơi thuốc lá.

5. Ô nhiễm không khí

Không khí ô nhiễm do giao thông, công nghiệp, bụi bặm trong quá trình mang thai dễ gây nguy cơ sinh con nhẹ cân. Nếu như bà mẹ không thể thay đổi nơi làm việc, sinh sống, tốt nhất hãy tránh ra đường vào giờ cao điểm. Ngoài ra, việc tăng lượng rau quả tươi trong khi mang thai có thể tránh được những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí.

Súp lơ xanh với dinh dưỡng cho bà bầu

Ngoài công dụng cung cấp dinh dưỡng cho bà bầu, súp lơ xanh có nhiều chất chống lão hoá như vitamine C, E và beta-carotene, giàu chất xơ, giúp giảm nguy cơ ung thư, giàu chất sắt và acide folique. Thêm nữa, súp lơ xanh còn chứa rất nhiều chất phytochemical và chất chống oxy hóa, loại chất giúp cơ thể chống lại nhiều căn bệnh.

dinh duong cho ba bau

1. Tác dụng của súp lơ xanh với bà bầu

Hỗ trợ tiêu hóa

Súp lơ xanh rất giàu chất xơ. Chất xơ là loại chất giúp hệ tiêu hóa hoạt động “trơn tru”. Vì vậy, đối với những bà bầu đang bị bệnh táo bón hành hạ thì súp lơ xanh là liều thuốc tự nhiên giúp bà bầu tránh xa căn bệnh khó chịu này.

Tránh táo bón

Táo bón là căn bệnh thông thường mà gần như bà bầu nào cũng gặp phải mang đến không ít khó chịu và phiền toái. Chính vì vậy, trong thực đơn hằng ngày bà bầu nên phải bổ sung thường xuyên những thực phẩm giàu chất xơ để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, “trơn tru” hơn. Và súp lơ xanh chính là loại thực phẩm rất giàu chất xơ, giúp bà bầu “đánh bay” chứng táo bón khó chịu này.

Ngăn ngừa bệnh thiếu máu

Trong quá trình mang thai, bà bầu cần một lượng máu nhiều hơn bình thường. Thiếu máu liên quan đến việc thiếu sắt và nếu thiếu máu bà bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, không tốt cho cả mẹ lẫn bé yêu. Chính vì vậy bà bầu cần bổ sung đầy đủ lượng sắt cần thiết để tránh thiếu máu. Súp lơ là loại thực phẩm giàu sắt và axít folic giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt, chính vì vậy đừng bỏ qua loại thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu “quý giá” này nhé.

Hạn chế tăng cân nhanh

Như đã nhắc đến ở trên, súp lơ xanh có chứa lượng calo thấp và không gây béo, vì vậy mà chúng rất hợp với những mẹ không muốn tăng cân nhanh. 146 gram chỉ chứa khoảng 50 calo thôi các mẹ nhé.

Chống lại chứng chuột rút

Chuột rút là nỗi ám ảnh của mọi bà bầu, đặc biệt là chuột rút lúc nửa đêm. Vậy lại có thêm một lý do nữa mà các mẹ nên ăn súp lơ xanh rồi. Trong súp lơ xanh chứa nguồn kali dồi dào giúp ngăn ngừa hiện tượng chuột rút cơ bắp, ngoài ra còn giúp mẹ bầu chống lại bệnh cao huyết áp nữa đấy.

Ngăn ngừa bệnh loãng xương

Súp lơ xanh rất giàu canxi, magiê, kẽm và phốt pho. Vì vậy mà chúng giúp xương chắc khỏe. Thường xuyên ăn súp lơ xanh rất có lợi cho phụ nữ cao tuổi và phụ nữ mang thai, vì những người này có nhiều nguy cơ bị loãng xương.

Giúp thai nhi khỏe mạnh

Súp lơ xanh là loại thực phẩm giàu axít folic giúp ngăn ngừa khuyết tật thần kinh ở thai nhi như tật nứt đốt sống. Trong suốt thai kỳ, các bà mẹ thường xuyên phải bổ sung axít folic, vì vậy, để đảm bảo sức khỏe thai nhi hãy thường xuyên ăn súp lơ xanh nhé.


dinh duong cho ba bau

Tốt cho thị lực

Súp lơ chứa nhiều carotenoid được gọi là lutein và zeaxanthin, rất tốt cho mắt. Vì vậy, bà bầu hãy bổ nguồn thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu này vào thực đơn hằng ngày.

Giảm cholesterol và huyết áp cao

Trong súp lơ xanh có rất nhiều crom, chất xơ và kali là những loại khoáng chất cần thiết giúp giảm cholesterol và kiểm soát huyết áp.

2. Chọn và bảo quản súp-lơ xanh như nào?

Rất đơn giản, mẹ hãy chọn súp-lơ có màu xanh vì súp-lơ xanh chứa đường tự nhiên, khi già đi, nó sẽ chuyển hóa thành lignin – là loại chất xơ thô rất khó ăn.

Khi bảo quản súp-lơ xanh, các mẹ hãy để nó trong 1 chiếc túi ni-long để mở. Và không nên rửa trước khi bảo quản vì như thế sẽ làm súp-lơ nhanh bị thối.

Dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Khi biết có bầu, đa phần chị em vui mừng xen lẫn lo lắng vì quá trình thai nghén không hề đơn giản. Cùng tham khảo những thông tin dinh dưỡng cho bà bầu dưới đây để chăm sóc tốt nhất cho thai nhi trong 3 tháng đầu quan trọng này nhé!

dinh duong cho ba bau

Bổ sung các dưỡng chất cần thiết

- Bổ sung axit folic: việc này rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ trong 3 tháng đầu khi mang thai. Vì nhu cầu về axit folic của bà bầu trong giai đoạn này là 400mcg axit folic mỗi ngày và khó lòng có thể nhận đủ lượng axit folic từ thức ăn. Vì vậy hãy đảm bảo mình đáp ứng đủ axit folic cho nhu cầu của cơ thể và sự phát triển của thai nhi bằng cách bổ sung axit folic đều đặn hằng ngày theo chỉ dẫn của bác sỹ.

- Nên ăn các loại thực phẩm bổ dưỡng để cả mẹ và thai nhi được khỏe mạnh. Với những bà bầu bị nôn nhiều, nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Tránh xa 1 số loại thực phẩm

- Rượu, bia, cafe, chè… chứa chất cồn, caffein đều được khuyến cáo không nên sử dụng khi mang thai 3 tháng đầu.

- Các loại nước giải khát công nghiệp, sôđa…

- Các loại thức ăn, đồ uống ngọt, chứa nhiều đường dễ làm tăng nguy cơ tiểu đường

- Tránh ăn mặn khi mang thai

- Giảm bớt các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, giấm… đặc biệt là các loại gia vị cay.

- Không ăn thức ăn sống, thức ăn gỏi hay đã để lâu

- Không ăn các loại thực phẩm có thủy ngân như cá mập, cá kiếm, cá ngừ…

- Hạn chế các thực phẩm quá nhiều chất béo và cholesterol.

- Tránh đu đủ xanh, lô hội, nhãn, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh… hay một số loại thức ăn được khuyến cáo ít sử dụng.

- Tránh uống nước lạnh, ăn nhiều kem khi mang thai bởi dễ gây co thắt huyết mạch.

Các loại thực phẩm tốt cho bà bầu

Thời gian mang thai là khoảng thời gian mà người phụ nữ rất cần được chăm sóc. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu và chế độ tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe của người mẹ và thai nhi.

Dưới đây là những loại thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai mà mọi người nên biết.

1. Bí đỏ

Bí đỏ rất giàu chất dinh dưỡng. Từ quả, lá, thân và hoa bí đỏ đều cung cấp chất dinh dưỡng cho bà bầu như:
  •        Thúc đẩy sự phát triển tế bào thần kinh ở thai nhi.
  •        Tăng cường hoạt tính cho tế bào não.
  •        Phòng và trị cao huyết áp.
  •        Chữa chứng phù chân
  •        Thúc đẩy máu đông
  •        Hạn chế chảy máu sau sinh
Cách chế biến bí đỏ:
  •        Cách thông thường: xào; luộc đọt non, hoa bí
  •        Cách khác: Nấu canh bí; nấu cháo bí với gạo tẻ

2. Dưa hấu

Dưa hấu là loại qu rất dễ mua, giá lạikhông quá đắt. Việc ăn dưa hấu thường xuyên mang lại những tác dụng như:

dinh duong cho ba bau

  •        Giúp tăng bài tiết, lợi tiểu.
  •        Thanh nhiệt.
  •        Giải độc
  •        Tiêu trừ sưng phù chân cho bà bầu

3. Khoai lang – rau lang 

Khoai lang chứa nhiều vitamin B6. Khoai lang và rau lang đều mang lại lợi ích cho bà bầu như phòng ngừa chứng cao huyết áp, giảm buồn nôn trong những tháng đầu thai kỳ ( khoai lang) …
Cách chế biến: xào hoặc luộc, nấu canh…

4. Rau cần

Rau cần chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như vitamin C, nicotinic acid, carotene. Các chất dinh dưỡng có nhiều trong lá rau cần hơn là thân của rau cần. Một số tác dụng của rau cần cho bà bầu:

dinh duong cho ba bau

  •        Phòng tiền sản giật
  •        Thanh nhiệt
  •        Mát máu
  •        Lợi tiểu
  •        Giảm huyết áp
  •        An thần

Cách chế biến rau cần: xào hoặc nấu canh. Ngoài ra, bạn cũng có thể rửa sạch để ăn sống hoặc trộn gỏi.

Trên đây là 4 loại thực phẩm tốt cho bà bầu mà mọi người nên biết để có thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bà bầu trong những ngày thai nghén. Hãy kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý để luôn khỏe mạnh các bạn nhé.

Giảm cân hiệu quả với 7 việc đơn giản vào buổi sáng

Chỉ đơn giản là ngủ đủ giấc hay tắm nắng mỗi buổi sáng cũng có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả đến không ngờ.


Buổi sáng chính là thời gian mà con người cảm thây tràn trề năng lực nhất. Đây cũng là thời điểm mà bạn có thể tận dụng để tiến gần hơn đến con số cân nặng lí tưởng. Nếu bạn đã lỡ ăn khá chiều chất béo trước khi đi ngủ vào tối hôm qua, hãy thử làm và cố gắng duy trì 7 thói quen buổi sáng sau đây có thể sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả để có một cơ thể thon thả và khỏe mạnh.

1. Tắm nắng buổi sáng


giam can hieu qua

Sưởi nắng vào mỗi buổi sáng có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả hơn. Ánh nắng buổi sáng có khả năng điều chỉnh đồng hồ sinh học, giúp ích cho giấc ngủ của bạn. Những người thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng có chi số cơ thể BIM thấp hơn những người ít sưởi nắng bất kể tuổi tác, mức độ hoạt động và loại thức ăn. Ngoài ra, nắng buổi sớm có tỉ lệ ánh sáng xanh cao, tác động tích cực đến nhịp sinh học của bạn. Hãy dành 20-30 phút mỗi ngày trong khoảng 8 giờ sáng đến trưa để sưởi nắng và bạn sẽ nhận thấy kết quả giảm cân bất ngờ.

2. Ngủ đủ và dậy sớm


giam can hieu qua

Dành trung bình 8 tiếng rưỡi mỗi ngày cho giấc ngủ sẽ ăn ít hơn và không cảm thấy thèm ăn nhiều không như những người dùng thời gian ngủ để hoạt động. Các nhà nghiên cứu cho thấy đi ngủ trễ có nguy cơ bị béo phì và mắc 1 số bệnh. Như vậy, đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn dậy sớm vào sáng hôm sau, nhờ đó bạn sẽ có thời gian để sưởi nắng và cải thiện cân nặng của mình.

3. Giữ tinh thần thoải mái


Tinh thần thư thái chính là yếu tố quyết định trong bất cứ kế hoạch giảm cân hiệu quả nào. Với một tâm trí thoải mái, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được cảm xúc của mình và không sa vào những thói quen ăn uống không kiểm soát vì căng thẳng. Bắt đầu một buổi sáng với một vài phút ngồi thiền, điều hòa hơi thở và giải phóng tinh thần là bạn đã có một ngày làm việc vui vẻ, sảng khoái và tránh xa stress.

4. Thay đổi phương tiện di chuyển


giam can hieu qua

Những người thường xuyên đi bộ hoặc di chuyển bằng xe đạp và các phương tiện công cộng có chỉ số cơ thể và tỉ lệ chất béo thấp hơn những người lái xe hơi. Chỉ đơn giản là đi bộ đến trạm xe buýt gần nhất cũng có thể mang lại những lợi ích không ngờ giúp giảm cân hiệu quả hơn.

5. Bữa ăn sáng giàu protein


giam can hieu qua

Chắc hẳn ai cũng đã biết về những tác dụng tuyệt vời của bữa ăn sáng nhưng không phải ai cũng biết rằng một bữa ăn sáng nhiều protein cũng có khả năng giúp họ giảm cân hiệu quả. Ăn nhiều đạm vào bữa sáng khiến bạn ít có cảm giác đói và có xu hướng ăn ít thực phẩm chứa nhiều calo vào buổi trưa. Ngoài ra, protein cần nhiều thời gian để tiêu hóa, giúp cơ thể tiết ra một loại hoocmon làm tăng cảm giác no.

6. Tập thể dục buổi sáng


giam can hieu qua

Tập thể dục vào thời điểm nào cũng mạng lại hiệu quả tốt nhưng theo một nghiên cứu mới đây, phụ nữ có thói quen tập thể dục vào buổi sáng sẽ trở nên ít bị thu hút hơn vào những bức ảnh đồ ăn ngon. Không chỉ vậy, duy trì thói quen tập thể dục buổi sáng còn giúp bạn có một ngày hoạt động đầy nặng lượng và khỏe khoắn.

7. Chuẩn bị đồ ăn vặt cho cả ngày


Hãy dành một vài phút mỗi buổi sáng để cho vào túi một vài món đồ ăn vặt bổ dưỡng, nhờ đó bạn có thể chiều chuộng cái dạ dày bất cứ lúc nào. Đừng đánh giá thấp nguồn năng lượng mà bạn phải tiêu tốn cho một ngày làm việc đầy căng thẳng.

Vì vậy, thay vì chỉ vứt vào túi một quả táo nhỏ, hãy dành nhiều thời gian hơn để chuẩn bị một vài món đơn giản nhưng giàu dinh dưỡng cho cả ngày. Những đồ ăn này không chỉ lấy lại năng lượng cho bạn mà còn giúp bạn giảm cân hiệu quả hơn.

Lời khuyên cho người muốn giảm cân hiệu quả

Nhu cầu giảm béo, giảm cân, giảm mỡ là điều mà những người béo đều khao khát thực hiện được, nhưng làm thế nào để giảm cân hiệu quả? 

Hãy tham khảo một số nguyên tắc dành cho những người muốn giảm cân hiệu quả, nhanh chóng nên ứng dụng:

1. Áp dụng hai nguyên tắc của "đồng hồ sinh học":


Thứ nhất: Muốn ăn nhiều thì nên tập trung vào bữa điểm tâm - vì sẽ có dịp tiêu hao - trưa ăn vừa phải, cuối ngày thì ăn ít đi.

Thứ hai: Về chiều, cũng không nên ăn nhiều chất béo, vì không được tiêu hao, ắt sẽ được tích lũy!

2. Thể dục thường xuyên:


Như đi bách bộ, đạp xe đạp, tập thể dục nhịp điệu, bơi lội v.v... chừng nửa giờ đến 1 giờ mỗi ngày. Cần sắp xếp sao cho những sinh hoạt này trở nên đương nhiên trong nếp sống hàng ngày như rửa mặt, đánh răng, rửa tay v.v... thì sẽ không ngại.

3. Ắn những loại thức ăn có nhiều chất xơ:


giam can hieu qua

Như gạo lức (thay vì gạo trắng), ăn mỗi ngày chừng 1/2 kg rau các loại, trong đó một nửa là rau lá xanh (càng xanh đậm chừng nào càng tốt chừng nấy), nửa còn lại là các loại củ, quả, hoa, giá. nhiều màu sắc đỏ vàng càng tốt. Ắn thạch, xu xoa, uống nước giải khát có hạt é, đười ươi, mủ trôm v.v.

4. Tránh uống nước có ga, đồ ngọt:


Nước ngọt, ăn sôcôla, bánh, kẹo ngọt làm bằng đường cát và bột mì trắng tinh luyện. Có thèm ngọt thì hãy sử dụng "đường" Aspartame dùng thay thế đường cát: chất này ngọt như đường nhưng không phải là đường và không đem lại Calo nào cả.

5. Chia nhỏ bữa ăn:


Không nên nhịn bất cứ bữa nào, vì bữa sau sẽ cảm thấy đói và ăn bù lại có khi còn quá bữa ăn đã nhịn! Đừng bao giờ để bụng rỗng, nhưng cũng đừng bao giờ ăn quá no.

6. Tách biệt những dưỡng chất "bài trùng":


giam can hieu qua

Không ăn cùng trong một bữa, một thức ăn giàu đạm (như thịt bò bít tết chẳng hạn), đi kèm với một thức ăn giàu chất bột và nhiều chất béo (như khoai tây chiên chẳng hạn). Có muốn ăn bít tết thì cứ ăn, nhưng với rau sà lách và cà chua thôi. Bữa khác, có thèm khoai tây thì ăn riêng một món này thôi.

7. Hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều chất béo:


Giới hạn mức chất béo ăn vào đừng quá hai muỗng xúp/ ngày; dùng dầu ăn (thay vì mỡ hay bơ), giảm mức tiêu thụ chất béo bằng cách: dùng sữa bột gầy (thay vì sữa còn nguyên kem), chọn mọi thứ thịt nạc (tránh thịt mỡ), ăn gà, vịt bỏ da (vì da rất béo), ăn phở nước trong (tránh nước béo).


8. Dành đủ thì giờ cho mỗi bữa ăn, khoảng nửa giờ: 


Tránh ăn vội vã, mỗi miếng ăn, nhai chậm rãi - trên 10 lần mỗi miếng ăn vào - để thưởng thức đến tận cùng mùi vị các món ăn.

9. Phân biệt "bạn" và "thù" trong nếp sống:


Bạn: Nếp sống hài hòa, ăn có rau, trái cây tươi nhiều nước, ít ngọt, cá, thịt nạc, tàu hũ, sữa gầy, nước tinh khiết. tha hồ ăn, uống cho thỏa mãn bao tử, chống lại cảm giác đói. Ắn sạch, uống chính (uống trà xanh, trà atiso, nhân trần v.v.). Thể dục, thể thao, dưỡng sinh.
Thù: Ăn nhanh, uống vội. Rượu, nước ngọt, thuốc lá, đường, kẹo, bánh ngọt, kem, thịt mỡ, sôcôla.

Lão hóa nhanh vì những thói quen xấu


Lão hóa là điều mà ai cũng sợ khi phải đối mặt với nó, tuy nhiên 1 phần nguyên dân gây ra lại do các thói quen xấu mà ta vô tình hay chủ ý tạo ra.


Nằm sấp khi ngủ


Nằm sấp khi ngủ vô cùng có hại, nhất là khi tình trạng này kéo dài. Nguyên nhân là do xương cột sống và các khớp cơ sẽ phải chịu áp lực lớn, bị cong vẹo, gây nên tình trạng mệt mỏi, đau nhức, khó chịu khi thức dậy, khiến tinh thần không được thoải mái, kéo theo đó là tình trạng lão hóa sớm hơn. Không chỉ thế, nằm sấp với khuôn mặt úp xuống gối cũng khiến chúng ta có nhiều nếp nhăn hơn và dễ bị “già trước tuổi”.

lão hóa

Ăn nhiều đồ ngọt


Đồ ăn chứa nhiều đường khiến cho quá trình lão hóa của các bộ phận trên cơ thể tăng nhanh. Nghiêm trọng hơn, nếu bạn thường xuyên lạm dụng đồ ngọt vào lúc đói sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ protein, khiến sức khỏe suy giảm, ảnh hưởng đến tuổi thọ, đặc biệt là sẽ làm tăng quá trình “già nua” nữa đó.

“Cú đêm”


Thức đêm thường xuyên luôn khiến cho các bộ phận phải hoạt động quá sức. Nó gây ra tình trạng rối loạn hệ tuần hoàn, hệ thống trao đổi chất và hệ thống thần kinh. Đây là nguyên nhân chính khiến bạn thường xuyên mệt mỏi, tiêu hóa kém, làn da khô, sạm, xuất hiện nếp nhăn, tàn nhang, trứng cá…

“Cú đêm” còn là thói quen xấu làm giảm tuổi thọ, tăng nguy cơ mắc bệnh, khiến hệ miễn dịch suy giảm.

Lười chống nắng khi ra ngoài


Ngay cả khi trời không có nắng, chúng ta vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi các tia có hại trong ánh sáng mặt trời. Cùng với đó, những tác động từ thời tiết, khói bụi ở môi trường sẽ làm da bị biến sắc, sạm đen, gây ra mụn, tàn nhang và các nếp nhăn. Thậm chí, lười chống nắng về lâu dài còn dẫn tới ung thư da.

lão hóa

Làm việc quá sức


Ngoài thời gian học tập và làm việc, các bạn vẫn cần sắp xếp để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn. “Tham công tiếc việc” quá cũng khiến chúng ta nhanh trở thành các ông, bà lão do phải hoạt động quá sức, sức đề kháng giảm, nguy cơ lão hóa nhanh và mắc các căn bệnh cũng rất cao. Vì thế, hãy thư giãn mỗi ngày để cơ thể luôn tươi trẻ và tràn đầy sức sống nhé!

Không kiểm soát cân nặng


Bỏ mặc cho cân nặng tăng, giảm đột ngột sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch tăng cao gấp nhiều lần, cùng với đó là tình trạng da bị chảy xệ, nhão, thiếu sự đàn hồi, nhiều nếp nhăn… Do đó, cách tốt nhất cho chúng mình là nên ăn uống điều độ và tập luyện mỗi ngày để cơ bắp săn chắc, làn da luôn mịn màng và cơ thể được khỏe mạnh.